Thăm quan di tích lịch sử thành Cổ Loa huyền thoại

Thành Cổ Loa là toà thành nổi tiếng không chỉ về ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị về văn hoá, là một công trình kiến trúc độc đáo được nhiều giới trẻ chọn là địa điểm du lịch hấp dẫn ở Hà Nội.


Thành Cổ Loa được vua Thục An Dương Vương xây dựng vào thế kỷ thứ III trước công nguyên ở xã Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh của thành phố Hà Nội.



Toà thành cổ này nằm ở kinh đô của nước Âu Lạc – tên của nước Việt Nam lúc bấy giờ. Thành được xây theo kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa Thành gồm ba vòng thành: thành ngoài, thành giữa và thành trong. Phía dưới thành là hào sâu ngập nước nên thuyền bè đi lại được. Trong ba vòng thành bằng đất trên đã lưu giữ hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt và xương thú vật… là các cổ vật được các nhà khảo cổ học khai quật.



Trong khu vực thành có đình làng cổ Loa, đền thờ An Dương Vương và am thờ công chúa Mỵ Châu. Ở đây hàng năm từ ngày 6 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch người dân trong vùng tổ chức lễ hội Cổ Loa để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương là người được vua Hùng thứ XVIII nhường ngôi. An Dương Vương đã đặt tên nước là Âu Lạc và đóng đô ở Cổ Loa. Lễ hội gắn liền với truyền thuyết về nỏ thần với câu chuyện tình giữa nàng Mỵ Châu với Trọng Thuỷ.


Lễ hội Thành Cổ Loa có đám rước thần của 12 xóm và các trò chơi như chơi đu, thổi cơm thi, hát ca trù, hát chèo…


Địa điểm tham quan tại thành Cổ Loa


Một khi có cơ hội du lịch thăm quan Cổ Loa, bạn có thể đi đến một số địa điểm sau.


1. Đền thờ An Dương Vương



Còn được gọi là đền Thượng, ở trung tâm thành trong, là nơi vua Thục Phán trước kia ở. Toạ lac tại một khu đất hình đầu rồng, hai bên là hai cánh rừng, dưới có hai hố tròn là mắt rồng. Trước đền thượng là một hồ nước lớn, và một giếng Ngọc, nơi mà trọng thuỷ gieo mình tự vẫn một địa danh trong truyền thuyết.


Bên trong ngôi đền là một số di vật như tượng An Dương Vương bằng đồng, hai con ngựa hồng – bạch, một số món đồ bằng sứ, đồng, gỗ, vải,… trước cổng là hai con rồng đá, được điêu khắc uốn lượn, vô cùng tinh tế theo kiến trúc thời Lê.


2. Ngự Triều Di Quy – Đình Cổ Loa.



Được xây dựng trên vùng đất thiết triều cũ, đình này được di dời từ nơi khác về, dựng lại vào thế kỷ 18 trên khu đất tương truyền là nơi vua Thục Phán thiết triều.


Trung tâm đình là bức cửa võng chạm hình tứ linh huyền thoại (long, ly, quy, phượng) và tứ quý (đào, cúc, trúc mai). được chạm khắc một cách công phu bởi bật thầy điêu khắc thời lý. Ngôi đình khá vững chãi, bề thế và nơi đây trưng bày những di tích khảo cổ niên đại đến ngàn năm, có giá trị lịch sử văn hoá khá lớn.


3. Am Bà Chúa.


Còn được gọi với cái tên mộ Mỵ Châu. Khi du khách đến thăm quan sẽ có được những cảm nhận hoài cỗ, về cảnh vật xung quanh, với cây đa nghìn năm toả bóng mát cả một vùng sân rộng, gốc đa chia rẽ thành chiếc cửa tò vò thiên nhiên chào đón du khách thăm quan am.



Tại đây có bức tượng Mỵ Châu – một tảng đá tự nhiên có hình dáng người không có đầu. Theo truyền thuyết, sau khi bị nhà vua giết chết Mỵ Châu hoá thành hòn đá to rồi trôi dạt về bãi Đường Cấm, tại hướng đông thành Cổ Loa. Người dân ở thành đem võng ra khiêng về gốc đa thì đứt võng, hòn đá rớt xuống, bèn lập am thờ tại đây.


4. Đền thờ Cao Lỗ.


Đây là một vị tướng có tài thiện xạ bách phát bách trúng dưới thời vua Thục Pháp, ông là người đã tạo ra nỏ Liên Châu, có thể một lúc hạ được nhiều tên địch. Chính ông là người chỉ huy cho xây dựng thành cổ Loa. Để tưởng nhớ đến ông, người dân đã lập tượng để thờ vị tướng này.



Hiện đền thờ ông cũng được xếp vào một địa điểm đáng thăm quan khi đến Thành Cổ Loa của du khách.

Xem thêm >>
Các bài viết khác
KHÁM PHÁ CÁC ĐIỂM DU LỊCH THU HÚT TRÀ CỔ - MÓNG CÁI
KHÁM PHÁ CÁC ĐIỂM DU LỊCH THU HÚT TRÀ CỔ - MÓNG CÁI
Những kinh nghiệm du lịch Móng Cái Trà Cổ mà HanoiSun chia sẻ với các bạn dưới đây chắc chắn sẽ là những thông tin hữu ích nhất để chúng ta có một chuyến du lịch thật vui vẻ. Đặc biệt với những du khách lần đầu đặt chân đến mảnh đất Móng Cái Quảng Ninh thì đây lại càng là những thông tin review quan trọng mà bạn không thể bỏ lỡ.
REVIEW V-ECO - ĐỀN NGUYÊN PHI Ỷ LAN
REVIEW V-ECO - ĐỀN NGUYÊN PHI Ỷ LAN
Ngày nghỉ cuối tuần, thời tiết lại quá đẹp, việc lựa chọn một địa điểm tham quan dã ngoại lý tưởng cho các bé, lại phù hợp cho cả bố và mẹ, khoảng cách lại không quá xa Hà Nội quả là nan giải đúng không nào. Mình xin gợi ý cho các bạn 2 địa điểm có thể kết hợp trong chuyến tham quan 1 ngày rất hợp lý, gia đình mình cũng vừa cho các bé đi tham quan dịp cuối tuần vừa rồi, vui cực kỳ luôn ạ!
TÂY YÊN TỬ - ĐIỂM HẸN CỦA MÙA XUÂN
TÂY YÊN TỬ - ĐIỂM HẸN CỦA MÙA XUÂN
Tây Yên Tử nằm ở phía Tây dãy Yên Tử với vẻ hùng vĩ mang đậm nét đẹp huyền bí, linh thiêng của chốn thiền - nơi tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông, trung tâm Phật giáo Việt Nam với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.Tây Yên Tử Bắc Giang là nơi có hệ thống các chùa tháp, các di tích cổ xưa cùng với sự kỳ vĩ của rừng, núi liên quan đến sự hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử từ thời Trần như: Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Am Vãi (Lục Ngạn), Đồng Thông. Nếu như Đông Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và là nơi lưu giữ xá lị của ngài sau khi viên tịch thì Tây Yên Tử lại là con đường hoằng dương Phật pháp của ngài. Đến với Tây Yên Tử, các bạn sẽ được hòa mình vào mây núi, những cánh rừng nguyên sinh, cảm nhận được sự yên bình, trong lành cùng sự hùng vĩ, bề thế, uy nghi của cảnh quan và các công trình, kiến trúc.
Hỗ trợ online !