Kinh nghiệm đi tham quan du lịch chùa Hương 2019

Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Cùng Hanoisun Travel khám phá các kinh nghiệm tham quan, du lịch vãn cảnh chùa nổi tiếng này nhé.


Nên đi du lịch chùa Hương vào thời gian nào?


Bạn có thể đi chùa Hương quanh năm. Nếu bạn đi lễ thì khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đỉnh cao là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Đây là khoảng thời rất lý tưởng để bạn tận hưởng không khí nô nức trẩy hội chùa Hương nhưng khoảng thời gian này cũng rất nhạy cảm bởi lượng khách quá tải, chất lượng dịch vụ kém, nạn móc túi, an ninh trật tự khó được bảo đảm.



Nếu mục đích là vãn cảnh thì nên tránh thời gian cao điểm của lễ hội, thời điểm này chùa Hương sẽ rất đông đúc du khách thập phương hành hương lễ Phật, khó tránh khỏi tình trạng chen lấn, dịch vụ chặt chém. Vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 là thời điểm khá lý tưởng để ghé chân chùa Hương mùa không hội khi hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến cùng những cánh đồng lau bất tận sẽ là không gian thơ mộng và thích hợp cho bạn vãn cảnh và chụp hình.


Phương tiện đi chùa Hương


Tới chùa Hương bằng xe máy


Bạn có thể di chuyển từ trung tâm Hà Nội tới chùa Hương theo 2 cung đường sau:


+ Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương.


+ Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.


Tới chùa Hương bằng xe bus


+ Xe bus số 211: Lộ trình: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa).


+ Xe  bus số 78: Lộ trình: Bến xe Mỹ Đình- Nam Thăng Long – Nguyễn Trãi – Ba La -Tế Tiêu.


+ Xe 75: Lộ trình: Yên Nghĩa – Ba La – Chuông – Vác – Vân Đình – Hòa Nam – Đặng Giang – Dốc Bồ – bến xe Hương Sơn.


Giá vé thắng cảnh chùa Hương


Giá vé chung là 85.000đ/vé/lượt khách, trong đó giá vé tham quan là 50.000đ/vé/lượt và giá đò chất lượng cao là 40.000 đồng/vé/lượt – đò thường là 35.000đ/vé. (Lưu ý, đối với người lớn từ 60 tuổi trở lên mức giá vé giảm 50% chỉ còn 25.000đ/vé/lượt. Nếu trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan, trẻ em trên 10 tuổi được giảm 50% (25.000đ/vé/lượt), trẻ em cao 1,2m trở lên mức phí thăm quan tính như người lớn.)



Ngoài ra, nếu có nhu cầu thăm quan thêm các tuyến khác như Long Vân, Tuyết Sơn thì chỉ phải chi trả thêm mức phí đò thuyền là 25.000đ/vé/lượt cho 01 khách. Giá vé cáp treo chùa Hương dành cho người lớn và trẻ em khứ hồi lần lượt là 140.000đ/vé và 90.000đ/vé; một chiều lần lượt là là 90.000đ/vé và 60.000đ/vé. Trong đó, trẻ em cao 1,1m trở xuống được áp dụng mức giá dành cho trẻ em, cao trên 1,1m mức giá vé tính như người lớn.


Các địa điểm thăm quan chính ở chùa Hương


Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương:


– Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.


– Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.


– Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.


– Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.



Nhắc đến du lịch chùa Hương là phải nhắc đến một số điểm du lịch hấp dẫn nơi đây như:


– Đền Trình: còn được biết đến với tên Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến. Nơi đây thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương.


– Các điểm tham quan dọc Suối Yến: đò sẽ đưa du khách đi qua cầu Hội và các ngọn núi với tên gọi lạ lẫm như: núi Đổi Chèo, núi Voi Phục, núi Mâm Xôi vào thẳng bến đò Thiên Trù – điểm bắt đầu của hành trình leo núi.



– Động Hương Tích: động đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Nếu bạn đến chùa Hương mà không đặt chân vào động Hương Tích thì coi như chưa đến chùa Hương.


– Đền Vân Song (còn được biết đến với cái tên đền Cửa Võng): xưa là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà “Chúa Rừng“ có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu”. Đền ở trên thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi .

– Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Người đi chùa tin rằng ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa Giải Oan để trải lòng sẽ thấy thanh thản.


– Chùa Thiên Trù: được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), tọa lạc trên núi Lão.



– Động Hinh Bồng: Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động chính (động Hương Tích) thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn.


Kinh nghiệm ăn uống khi đi chùa Hương


Theo kinh nghiệm của các bà mẹ bỉm sữa, sau khi đi tham quan vãn cảnh chùa Hương, hãy đến nhà hàng Gà Ngon để ăn uống và sau đó vào tham quan luôn công viên Thiên Đường Bảo Sơn nổi tiếng. Nhà hàng Gà Ngon nằm trên đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, sát cổng chào công viên Thiên Đường Bảo Sơn, được coi là biểu tượng cho ẩm thực kinh kì, do đó nếu bạn đến Hà Nội mà chưa ghé nhà hàng thì coi như bạn chưa đến Hà Nội. Dù cách trung tâm nội thành 5 km nhưng nhà hàng không ngăn nổi các dòng khách du lịch liên tục đổ về. Năm 2016 nhà hàng Gà Ngon được tạp chí Du lịch danh tiếng Mỹ Triprow đánh giá là địa chỉ ẩm thực nên đến ăn một lần trong đời. Tháng 1 năm 2018, nhà hàng Gà Ngon lại được vinh danh trên tạp chí Kiến trúc hàng đầu thế giới Archdaily là 1 trong 10 nhà hàng có kiến trúc đẹp nhất châu Á.



Ngoài ra có rất nhiều nhà hàng khác mà chúng ta có thể lựa chọn khi đi tham quan chùa hương. Hãy chọn cho mình một nhà hàng ưng ý và thưởng thức chuyến tham quan thật tuyệt vời nhé!


Hẹn gặp các bạn trong chuyến đi gần nhất !


Xem thêm >>
Các bài viết khác
KHÁM PHÁ CÁC ĐIỂM DU LỊCH THU HÚT TRÀ CỔ - MÓNG CÁI
KHÁM PHÁ CÁC ĐIỂM DU LỊCH THU HÚT TRÀ CỔ - MÓNG CÁI
Những kinh nghiệm du lịch Móng Cái Trà Cổ mà HanoiSun chia sẻ với các bạn dưới đây chắc chắn sẽ là những thông tin hữu ích nhất để chúng ta có một chuyến du lịch thật vui vẻ. Đặc biệt với những du khách lần đầu đặt chân đến mảnh đất Móng Cái Quảng Ninh thì đây lại càng là những thông tin review quan trọng mà bạn không thể bỏ lỡ.
REVIEW V-ECO - ĐỀN NGUYÊN PHI Ỷ LAN
REVIEW V-ECO - ĐỀN NGUYÊN PHI Ỷ LAN
Ngày nghỉ cuối tuần, thời tiết lại quá đẹp, việc lựa chọn một địa điểm tham quan dã ngoại lý tưởng cho các bé, lại phù hợp cho cả bố và mẹ, khoảng cách lại không quá xa Hà Nội quả là nan giải đúng không nào. Mình xin gợi ý cho các bạn 2 địa điểm có thể kết hợp trong chuyến tham quan 1 ngày rất hợp lý, gia đình mình cũng vừa cho các bé đi tham quan dịp cuối tuần vừa rồi, vui cực kỳ luôn ạ!
TÂY YÊN TỬ - ĐIỂM HẸN CỦA MÙA XUÂN
TÂY YÊN TỬ - ĐIỂM HẸN CỦA MÙA XUÂN
Tây Yên Tử nằm ở phía Tây dãy Yên Tử với vẻ hùng vĩ mang đậm nét đẹp huyền bí, linh thiêng của chốn thiền - nơi tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông, trung tâm Phật giáo Việt Nam với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.Tây Yên Tử Bắc Giang là nơi có hệ thống các chùa tháp, các di tích cổ xưa cùng với sự kỳ vĩ của rừng, núi liên quan đến sự hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử từ thời Trần như: Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Am Vãi (Lục Ngạn), Đồng Thông. Nếu như Đông Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và là nơi lưu giữ xá lị của ngài sau khi viên tịch thì Tây Yên Tử lại là con đường hoằng dương Phật pháp của ngài. Đến với Tây Yên Tử, các bạn sẽ được hòa mình vào mây núi, những cánh rừng nguyên sinh, cảm nhận được sự yên bình, trong lành cùng sự hùng vĩ, bề thế, uy nghi của cảnh quan và các công trình, kiến trúc.
Hỗ trợ online !